Thế giới tràn ngập hàng công nghệ cao giá "bèo" Made in China: Phương Tây lo sợ nhưng cũng không phải ‘tin mừng’ cho Trung Quốc

An Chi | 09:48 05/06/2024

Nhìn vào lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc, tình trạng dư thừa công suất lại đang hiện rõ hơn, đặc biệt là trong các ngành như sản xuất tấm pin mặt trời, ô tô và thép.

Thế giới tràn ngập hàng công nghệ cao giá "bèo" Made in China: Phương Tây lo sợ nhưng cũng không phải ‘tin mừng’ cho Trung Quốc

Các loại hàng hoá công nghệ giá rẻ của Trung Quốc đã xuất hiện tràn ngập khắp thế giới trong năm nay. Điều này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với cả Washington và Brussels, khi các doanh nghiệp phương Tây phàn nàn rằng họ đang ở trong môi trường cạnh tranh không lành mạnh. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bác bỏ quan điểm trên, cho rằng “việc sản lượng sản xuất của Trung Quốc ở mức rất lớn không tạo ra bất kỳ vấn đề nào”. Trong khi đó, các quan chức nước này cho biết, xe điện, tấm pin mặt trời và các sản phẩm khác của đại lục chỉ đơn giản là tốt hơn và cạnh tranh hơn so với các sản phẩm của doanh nghiệp phương Tây. 

Tuy nhiên, nhìn vào lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc, tình trạng dư thừa công suất lại đang hiện rõ hơn, đặc biệt là trong các ngành như sản xuất tấm pin mặt trời, ô tô và thép. Ở một số lĩnh vực, tình hình dường như sẽ khó khăn hơn khi nước này tiếp tục tăng công suất dù nhu cầu nội địa vẫn yếu. 

Kể từ năm 2021, các công ty Trung Quốc đã đầu tư mạnh hơn vào sản xuất so với bình thường, dù nhu cầu nội địa và xuất khẩu yếu. Xu hướng này được thể hiện rõ ở một số lĩnh vực được Bắc Kinh ưa chuộng và thường được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp, chẳng hạn như xe điện. 

Tăng trưởng đầu tư vào lĩnh vực ô tô điện đạt gần 25% so với cùng kỳ năm trước vào đầu năm 2023. Hoạt động đầu tư gia tăng đối với mảng pin mặt trời, chip và pin thậm chí còn ấn tượng hơn. 

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận lại sụt giảm, dấu hiệu của tình trạng dư thừa công suất. 

Khi hoạt động đầu tư tăng mạnh, tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất đại lục giảm mạnh, đặc biệt là ngành ô tô và thép. 

screen-shot-2024-06-05-at-08.21.48.png

Tỷ suất lợi nhuận ròng của toàn bộ lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc là dưới 4% vào đầu năm 2024, thấp hơn nhiều so với mức trung bình là khoảng 6% vào cuối những năm 2010. 

Ngoài ra, giá xuất khẩu một số sản phẩm của Trung Quốc cũng giảm. Công suất cực lớn trong khi nhu cầu yếu và tỷ suất lợi nhuận nội địa giảm đã khiến hàng hoá Trung Quốc phải thâm nhập thị trường toàn cầu nhiều hơn. Do đó, giá một số loại hàng hoá đi xuống và có giá cạnh tranh so với các đối thủ ở nước ngoài. 

Tuy nhiên, tác động của tình trạng này không hoàn toàn là tiêu cực. Trong khi các chính trị gia phương Tây chú ý vào sự cạnh tranh từ ô tô Trung Quốc, thì giá thép và tấm pin mặt trời đã giảm mạnh. Giá pin lithium lại tăng vọt kể từ năm 2020. 

screen-shot-2024-06-05-at-09.05.18.png

Một trong số các nguyên nhân của tình trạng dư thừa công suất là thị trường bất động sản vẫn ảm đạm. Hoạt động xây dựng chậm lại cũng kéo tụt nhu cầu với thép và các vật liệu khác. 

WSJ nhận định, khi thị trường bất động sản nước này chưa khởi sắc, các hộ gia đình tiếp tục tiết kiệm thì vấn đề dư thừa công suất khó có sự cải thiện đáng kể. 

Tình trạng dư thừa dường như căng thẳng nhất trong lĩnh vực sản xuất pin mặt trời và các ứng dụng năng lượng sạch khác. Song, đây lại là một trong những “động lực sản xuất mới” mà Bắc Kinh nhấn mạnh là trọng tâm chiến lược tăng trưởng trong tương lai của mình. 

Theo dữ liệu chính thức, năm 2023, Trung Quốc đã sản xuất hơn 450 gigawatt pin mặt trời, nhưng mới chỉ lắp đặt 220 gigiwatt. Con số này dù rất lớn song vẫn chỉ bằng 1 nửa sản lượng của họ. 

screen-shot-2024-06-05-at-09.05.01.png

Capital Economics ước tính, Trung Quốc sẽ sản xuất khoảng 750 gigawatt trong năm nay. Nếu tốc độ lắp đặt không thay đổi, thì Trung Quốc sẽ có khoảng 500 gigiwatt pin mặt trời “dư thừa” vào năm 2024. Con số này gần gấp 4 lần tổng số pin được lắp đặt ở phần còn lại của thế giới vào năm 2023.

Mảng sản xuất pin và thép cũng không tích cực hơn. Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Xuất khẩu của nước này có xu hướng tăng mạnh khi thị trường bất động sản gặp khó khăn.

Dẫu vậy, đại lục vẫn đang chứng kiến lượng thép sản xuất trong nước cao hơn so thời kỳ suy thoái của lĩnh vực bất động sản năm 2015 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. 

Vấn đề là, tỷ suất lợi nhuận ngành thép có vẻ kém hơn nhiều so với năm 2015, một phần là do giá quặng sắt ở mức cao. Nhờ đó, các nhà sản xuất có thể bán ra nước ngoài với giá cao hơn. 

screen-shot-2024-06-05-at-09.04.44.png

Đối với ngành pin, sự cân bằng cung cầu trên toàn cầu dường như đã tốt hơn. Tuy nhiên, những dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện. 

Giá xuất khẩu pin lithium của Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh từ cuối năm 2023. Trong khi đó, các nhà sản xuất nước này đang chuẩn bị cho một đợt tăng nguồn cung cực kỳ lớn, dù Bắc Kinh cho biết họ hạn chế đầu tư vào pin chất lượng thấp.

Năm ngoái, Goldman Sachs ước tính, công suất sản xuất pin xe điện của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 1.000 gigawatt giờ vào năm 2025, gần gấp đôi dự báo của họ về nhu cầu nội địa.

Hiện tại, các quốc gia phương Tây đang đặc biệt chú ý đến hoạt động xuất khẩu ô tô và tình trạng năng lực dư thừa của Trung Quốc. 

screen-shot-2024-06-05-at-08.21.48.png

Tuy nhiên, dù tình hình của một số nhà sản xuất ô tô phương Tây cực kỳ ảm đạm, thì làn sóng đầu tư vào lĩnh vực này của Trung Quốc trong năm 2022 và 2023 đang hạ nhiệt. Đầu tư vốn tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ vào năm ngoái, đã giảm còn 5,7%, gần bằng mức trung bình thông thường. Tỷ suất lợi nhuận dường như cũng ổn định, dù thấp hơn so với trước đây.

Tham khảo WSJ


(0) Bình luận
Thế giới tràn ngập hàng công nghệ cao giá "bèo" Made in China: Phương Tây lo sợ nhưng cũng không phải ‘tin mừng’ cho Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO