Báo cáo của VIS Rating cho biết, khi bị áp thuế, những ngành công nghiệp chính sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.
Vào ngày 25/2, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 21) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND Thành phố xem xét thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.
Ngày 25/2, HĐND TP Hà Nội sẽ họp để xem xét duyệt đầu tư 3 cây cầu vượt sông Hồng với tổng mức đầu tư dự kiến trên 45.000 tỷ đồng, gồm cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi, Trần Hưng Đạo.
Đường ống dẫn nước từ sông Hồng sẽ chạy ngầm dưới lòng đất theo trục đường Võ Chí Công. Nó có công suất lên tới 5m3/s và được kỳ vọng sẽ là mảnh ghép cuối cùng giúp dòng sông ô nhiễm hồi sinh.
Công văn số 741/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết thành phố Hà Nội có đủ thẩm quyền quyết định và thực hiện dự án lấy nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình được điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án 4.838 tỷ đồng (trước đó, quy định tổng mức đầu tư của dự án là 3.872 tỷ đồng).
Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương này cần chú trọng phát triển du lịch bền vững dựa trên nền tảng giá trị di sản nhiên, di sản văn hóa và môi trường du lịch văn minh, thân thiện, độc đáo.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thời gian tới, Hà Nội sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi. Nếu hoàn thành xong những cây cầu này sẽ tạo ra không gian rất lớn để phát triển Hà Nội và Bắc Ninh.
Cầu Trần Hưng Đạo có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.000 tỷ đồng với chiều dài 5,6 km. Cầu dự kiến sẽ khởi công tháng 5/2025, kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên.
Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 18 cầu vượt sông Hồng để đáp ứng nhu cầu giao thông cũng như kết nối giao thông liên vùng.