Những vỉa vàng phơi mình trong băng tuyết ở nơi "tận cùng thế giới": Tưởng như trong tầm tay nhưng lại xa tận chân trời, có thể phải đánh đổi cả tính mạng vì cái lạnh chết người -50 độ C

Thiên Di | 05:28 25/04/2024

Nằm tách biệt trong vùng đất hoang lạnh giá ở phía đông Siberia, nơi nhiệt độ có thể giảm mạnh xuống -50°C, trữ lượng khổng lồ ở mỏ vàng Kupol khiến nhiều người thèm muốn nhưng không phải ai cũng có khả năng khai thác.

Những vỉa vàng phơi mình trong băng tuyết ở nơi "tận cùng thế giới": Tưởng như trong tầm tay nhưng lại xa tận chân trời, có thể phải đánh đổi cả tính mạng vì cái lạnh chết người -50 độ C
Hình ảnh minh hoạ

Nhiếp ảnh gia Elena Chernyshova đã có chuyến trải nghiệm tại mỏ vàng Kupol ở phía đông bắc nước Nga để chứng kiến cuộc sống và công việc của những công nhân phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt để đáp ứng nhu cầu về kim loại quý.

Vàng vẫn là một trong những tài nguyên quý giá nhất. Chúng là thành phần quan trọng trong mọi thiết bị, từ điện thoại thông minh đến bộ dụng cụ chẩn đoán bênh sốt rét và HIV. Điều đó có nghĩa là việc khai thác và sản xuất phải luôn nỗ lực để bắt kịp nhu cầu.

Nằm tách biệt trong vùng đất hoang lạnh giá ở phía đông Siberia, nơi nhiệt độ có thể giảm mạnh xuống -50°C, mỏ vàng Kupol là một trong những nơi khó khai thác nhất trên thế giới.

Những mỏ vàng này bị chôn vùi dưới lớp băng lạnh. Chúng từng được khai thác bởi các tù nhân những năm 1930. Giờ đây, vùng Chukotka ở phía đông bắc nước Nga tự hào với mỏ khai thác tiên tiến nhất thế giới. Công nhân khai thác khoảng 21 tấn vàng mỗi năm.

Nhiếp ảnh gia Elena Chernyshova đã dành 10 ngày ở Kupol để chụp lại cách những người thợ mỏ đối phó với môi trường khắc nghiệt. Khoảng 1.200 người làm việc hai tháng tại công trường và sau đó sẽ có 2 tháng nghỉ. Họ luân phiên nhau làm các ca 12 tiếng trong mỏ và trong nhà máy xử lý quặng.

Chernyshova cho biết: “Họ hạnh phúc một cách đáng ngạc nhiên, mặc cho những ngày làm việc dài và vất vả”.

Cách thành phố gần nhất hơn 200 km, người ra có thể tiếp cận khu vực này bằng đường hàng không trong vòng 6 tháng. Còn từ tháng 11 đến tháng 4, một con đường băng được mở ra để nối địa điểm này với thị trấn cảng Pevek cách đó 350 km về phía bắc. Hàng hoá phải được đặt trước hai năm để có thể vận chuyển bằng thuyền và chở dọc theo con đường băng này.

Các đội lưu động lái xe lên xuống con đường này mỗi ngày, lấp các hố bằng tuyết và nước để giữ cho bề mặt con đường được bằng phẳng.

Chernyshova nói: “Toàn bộ khu phức hợp giống như một trạm nghiên cứu trên mặt trăng giữa khung cảnh không có sự sống”.
Được bọc kín để chống lại cái lạnh, những chiếc máy đào có thể điều khiển từ xa trên mặt đất.
Mặc dù công việc diễn ra ngày đêm nhưng chỉ số ít thợ mỏ phải xuống dưới lòng đất để chất quặng và gia cố các bức tường.
Quá trình nghiền và luyện quặng được thực hiện bán tự động.
Nhiếp ảnh gia Chernyshova cùng công nhân đi làm mỗi ngày. Nhiệt thải từ mỏ sưởi ấm đường hầm đến khu dân cư.
Cô cho biết món salad tên lửa có vị rất độc đáo. Họ đang hy vọng sẽ sớm trồng được cây thì là và bạc hà.
Khi không phải làm việc, các thợ mỏ sẽ phân chia thời gian giữa phòng gym, phòng TV, thư viện và nhà nguyện.
Cũng như việc tận dụng nhiệt, dầu thừa từ máy móc trong mỏ còn được dùng cho nhà vệ sinh. Phòng ngủ của thợ mỏ cũng được cách âm khỏi tiếng ổn của hoạt động khai thác.

Tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Những vỉa vàng phơi mình trong băng tuyết ở nơi "tận cùng thế giới": Tưởng như trong tầm tay nhưng lại xa tận chân trời, có thể phải đánh đổi cả tính mạng vì cái lạnh chết người -50 độ C
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO