Việc này đã diễn ra sau khi Nhà nước Israel thành lập được một năm rưỡi. Theo Tuyên bố Balfour do Anh đưa ra trong Thế chiến I, quốc gia này được thành lập với vai trò là “ngôi nhà của người Do Thái” ở Palestine. Tuyên bố của Israel cũng đảm bảo các quyền dân sự và tôn giáo cho những cư dân không phải là người Do Thái.
Lịch sử của Jerusalem gắn liền với Israel và bắt nguồn từ thời cổ đại. Theo Bộ Ngoại giao Israel, Jerusalem đã chứng kiến nhiều quyền lực tôn giáo và chính trị khác nhau kể từ những ngày xa xưa nhưng vẫn chỉ là thủ đô dưới sự cai quản của người Do Thái.
Khi Israel thành lập Jerusalem là thủ đô vào năm 1950, cuộc xung đột giữa Ả Rập và Israel đã tàn phá thành phố. Một bức tường bê tông và dây thép gai đã chia thành phố: Phía tây Jerusalem thuộc sở hữu của Israel trong khi phần phía đông được sáp nhập với Jordan.
Ngày nay, Jerusalem vẫn có tòa nhà Quốc hội của Israel. Một báo cáo của BBC News về lịch sử của Israel có viết rằng Jerusalem ngày nay “hùng mạnh mà không có hòa bình."
"Đó là một xã hội dân chủ với mức sống cao tương đương với ở Tây Âu, một nền báo chí tự do mạnh mẽ và các cơ sở giáo dục và y tế tuyệt vời...Nhưng tất cả các biên giới của nó vẫn chưa được quy định một cách rạch ròi và trên hết, họ vẫn chưa đạt được một thỏa thuận với người Palestin”.
Vị thế của Jerusalem với tư cách là thủ đô của Israel vẫn còn gây tranh cãi, ngay cả khi quyết định của cơ quan lập pháp cách đây 73 năm được thông qua.
Palestine chủ yếu gồm người Ả Rập theo đạo Cơ đốc và người Hồi giáo. Họ coi Đông Jerusalem là thủ đô của mình. Còn Israel tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Jerusalem. Cuộc xung đột này giống như việc lặp lại những điều đã từng xảy ra trong lịch sử, khiến thành phố tiếp tục bị cuốn vào cuộc chiến giằng co giữa các thực thể chính trị.
Tháng 12/2017, Cựu Tổng thống Donald Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Quyết định gây tranh cãi của ông đã bị Liên Hợp Quốc lên án trong một cuộc bỏ phiếu vài ngày sau đó. 128 quốc gia đã bỏ phiếu chống lại việc chọn Jerusalem làm thủ đô, và chỉ có tám quốc gia bỏ phiếu ủng hộ vào lúc đó.
"Chúng tôi tin rằng tuyệt đối phải tránh bất kỳ hành động nào có thể làm suy yếu những nỗ lực này. Cần phải tìm ra một cách thông qua đàm phán để giải quyết tình trạng của Jerusalem với tư cách là thủ đô tương lai của cả hai quốc gia," nhà ngoại giao của Liên minh Châu Âu Federica Mogherini cho biết.
Theo AJC