Khi ngành du lịch Việt Nam phục hồi sau đại dịch, chuyển đổi số sẽ đóng vai trò nâng cao chiến lược quản lý điểm đến của đất nước, giúp Việt Nam đạt mục tiêu thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố vị thế du lịch toàn cầu của mình.
Tạo cơ hội nổi bật
Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với tiềm năng mở rộng dấu ấn trên toàn cầu. Các tài nguyên du lịch đặc sắc của Việt Nam, bao gồm những điểm đến mang tính biểu tượng như Cầu Vàng ở Đà Nẵng hay Cầu Hôn ở Phú Quốc, thể hiện khả năng kết hợp giữa sự sáng tạo và vẻ đẹp tự nhiên của Việt Nam, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Chính phủ đã ban hành công văn số 4584/BVHTTDL-DLQGVN, đưa ra định hướng chiến lược quản lý điểm đến rõ ràng với mục tiêu tạo nên môi trường sạch đẹp, giá cả cạnh tranh và trải nghiệm du lịch liền mạch.
Nhiều sáng kiến đã minh chứng cho sự thành công của chiến lược này. Việc triển khai chiến dịch "Bay nhẹ đến Côn Đảo", hay quảng bá hàng loạt sự kiện văn hóa và thể thao như FestivalHuế, Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng, Giải Quốc tế Teqball và Giải Vô địch Thế giới UIM F1H2O - Grand Prix 2024 đã thu hút sự quan tâm lớn từ du khách.
Theo dữ liệu của Traveloka, lượt tìm kiếm vé máy bay và lưu trúđã tăng 1,5 lần trong thời gian diễn ra các lễ hội so với cuối năm 2023. Những kết quả tích cực này cho thấy ngành du lịch Việt Nam đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là 18 triệu khách quốc tế trong năm nay, Việt Namcần củng cố chiến lược quản lý điểm đến thông qua chuyển đổi số mạnh mẽ.
Tăng cường chiến lược quản lý điểm đến qua chuyển đổi số
Chuyển đổi số mang lại một phương pháp quản lý điểm đến có quy mô lớn và dựa trên dữ liệu, giúp các cơ quan địa phương và doanh nghiệp quản lý tài nguyên hiệu quả hơn, nâng cao nỗ lực tiếp thị và mang đến cho du khách trải nghiệm du lịch liền mạch. Những tiến bộ này phù hợp với mục tiêu hiện đại hóa quản lý du lịch của chính phủ.
Minh chứng chosuwj thành công của các sáng kiến số đó là cổng thông tin du lịch thông minh Bình Thuận thu hút hơn 10,5 triệu lượt truy cập trong hai năm đầu hoạt động. Tương tự, ứng dụng du lịch Bình Dương có hơn 3 triệu người dùng trên toànthế giới kể từ khi ra mắt hai năm trước. Những ví dụ này cho thấy công cụ số đang cách mạng hóa quản lý điểm đến.
Các nền tảng du lịch như Traveloka đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi số này, giúp du khách và ngành du lịch đơn giản hoá quá trình đặt dịch vụ du lịch, cung cấp quyền truy cập giá cả theo thời gian thực và tham khảo các đánh giá từ người dùng. Thông qua khả năng tiếp cận rộng lớn của nền tảng và các nỗ lực tiếp thị chiến lược, Traveloka có thể tạo điểm nhấn cho các điểm đến văn hóa và thiên nhiên phong phú, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến đáng đến trên toàn cầu.
Từ góc nhìn của du khách, các nền tảng du lịch như Traveloka đơn giản hóa quá trình lập kế hoạch bằng cách cung cấp thông tin tổng quan về khách sạn, chuyến bay, hành trình và trải nghiệm. Những công cụ này giúp du khách tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời mang lại trải nghiệm du lịch phong phú và thú vị hơn. Dù qua thiết bị di động hay máy tính, du khách có thể quản lý chuyến đi của mình từ đầu đến cuối, đảm bảo sự tiện lợi để họ muốn quay lại nhiều lần.
Đối với những người làm du lịch - bao gồm khách sạn, vận chuyển và các nhà cung cấp dịch vụ trải nghiệm - công cụ số tối ưu hóa hoạt động, giảm chi phí quảng cáo và giúp duy trì giá cả cạnh tranh. Các công cụ này cũng cho phép doanh nghiệp đón đầu các xu hướng như du lịch một mình, du lịch cưới hỏi, du lịch cộng đồng và du lịch "bleisure." Các nền tảng như Traveloka giúp dễ dàng kết nối các nhà làm du lịch với du khách Gen Z - những người ưa thích tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo và dễ chia sẻ, mở ra những cơ hội kinh doanh mới.
Tương lai của du lịch: Đón nhận chuyển đổi số
Khi Việt Nam tiếp tục phục hồi sau đại dịch, chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng cần cam kết chuyển đổi số để thúc đẩy ngành du lịch của đất nước phát triển lên một tầm cao mới. Với nền tảng chiến lược quản lý điểm đến đã được xây dựng, việc tích hợp các giải pháp số sẽ giữ cho ngành cạnh tranh trên toàn cầu, đồng thời bảo vệ các tài sản tự nhiên và văn hóa độc đáo cho các thế hệ tương lai.
Ngoài du lịch, chuyển đổi số cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế rộng lớn hơn của Việt Nam. Một ngành du lịch phát triển không chỉ mang lại lợi ích cho những người tham gia trực tiếp mà còn tạo ra cơ hội cho các cộng đồng địa phương, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Cuối cùng, các giải pháp số sẽ là động lực thúc đẩy ngành du lịch phát triển, giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng bền vững, lâu dài.
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể với việc triển khai chiến lược quản lý điểm đến. Giờ là lúc tiến thêm một bước nữa: đón nhận chuyển đổi số thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Điều này không chỉ thúc đẩy ngành du lịch của đất nước lên tầm cao mới mà còn củng cố vị thế của Việt Nam như một điểm đến hàng đầu trên thế giới.