Giấc mơ gieo giống hạt quý khắp Việt Nam
Ở Việt Nam, cây đậu nành là cây thực phẩm có truyền thống lâu đời, quan trọng, cung cấp protein chủ yếu cho con người, là thành phần quan trọng của bữa ăn truyền thống và hiện đại. Hạt đậu nành chứa: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết (isoleucin, lysin, metionin, pheny lalanin, tryptophan, valin) và nhiều sinh tố, khoáng chất, Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa, cellulose...
Đậu nành có nhiều đạm hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Và đặc biệt, đậu nành còn chứa nhiều amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được. Chính vì thế, đậu nành còn được ví là “thịt không xương”.
Giá trị thật về dinh dưỡng được con người thừa nhận qua cuộc sống, không dừng lại ờ đó các nhà khoa học và dinh dưỡng học còn tiếp tục nghiên cứu những đặc điểm có lợi để sử dụng nguồn dinh dưỡng này. Sữa đậu nành có hàm lượng protein cao gần bằng sữa bò, lại ít chất béo bão hòa nên rất có lợi cho tim mạch.
Chính vì thế, từ hơn 20 năm trước, sữa đậu nành Fami của công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy đã trở thành 1 sản phẩm sữa quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho người Việt. Năm 2001, dấu mốc quan trọng của Fami được thiết lập khi sữa đậu nành Fami được Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cho “Chương trình sữa học đường tại Việt Nam”. Sự kiện này chính là “chiếc phao cứu sinh” để nhà máy tiếp tục hoạt động và mở ra con đường phía trước.
Ngay từ những ngày đầu gia nhập thị trường, những người đứng đầu Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy đã mơ về những vùng nguyên liệu bền vững, mang lại nguồn đậu nành thơm ngon và giàu dinh dưỡng tới người tiêu dùng. Chia sẻ về mục tiêu lớn, ông Huỳnh Sơn Hải, Giám đốc Vinasoy cho biết: “Ngay từ buổi đầu thành lập, Vinasoy đã quyết tâm đầu tư đến cùng cho vùng nguyên liệu để chủ động được nguồn đậu nành thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Vì vậy, Vinasoy đã đầu tư vào đội ngũ kỹ sư, hợp tác với các nhà khoa học đầu ngành giỏi nhất, đầu tư vào công nghệ nghiên cứu tiên tiến nhất trong lĩnh vực đậu nành để mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội”.
Với khát vọng đó, ngày từ những ngày đầu thành lập, Vinasoy đã luôn nỗ lực tìm cách xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng là nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và định hướng phát triển mở rộng trong tương lai, tối ưu chất lượng nguyên liệu cho từng dòng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Xây dựng vùng nguyên liệu cũng là cơ hội để Vinasoy thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội như hỗ trợ nông dân tối đa từ cung ứng giống, kỹ thuật canh tác đến bao tiêu sản phẩm, giúp người dân yên tâm sản xuất và có thêm thu nhập; đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam, nỗ lực khôi phục trở lại vùng trồng đậu nành tại Việt Nam.
Ấp ủ nguồn gen quý, “trả ơn” hạt đậu nành
Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, Vinasoy quyết tâm xây dựng vùng nguyên liệu đậu nành bền vững như việc làm “trả ơn” hạt đậu nành Việt. Tại thời điểm hơn 10 năm trước, trong bối cảnh đậu nành Việt Nam đang ngày một sa sút về năng suất, diện tích canh tác, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh với cây trồng khác và với đậu nành nhập khẩu, đây là hành động thực tế và đầy ý nghĩa.
Nhưng không có hành trình nào dễ dàng. Để có được nguồn giống đậu nành tốt, VSAC đã quyết định thành lập Trạm Khảo nghiệm đậu nành ngay tại vùng nguyên liệu. Và huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được lựa chọn là nơi để nghiên cứu, tạo giống và khảo nghiệm kỹ thuật canh tác để phát triển giống đậu nành mới cho các vùng nguyên liệu đậu nành cho cả nước. Nơi đây chính là nơi lai tạo ra những giống đậu nành mới với nguồn gen có đặc tính tốt nhất cho năng suất và chất lượng tối ưu.
Trong hơn 1 thập kỷ qua, VSAC đã sưu tầm, thu thập được 1.533 dòng/giống đậu nành quý từ các vùng đậu nành bản địa truyền thống của Việt Nam và các nước trên thế giới với sự phong phú về đặc tính nông học và phẩm chất hạt, trong đó có cả những dòng/giống đậu nành hoang dại với những đặc tính tự nhiên rất có giá trị. Đó là nguồn vật liệu rất lớn đối với các đơn vị nghiên cứu, tăng xác suất tạo ra các giống đậu nành có chất lượng tốt, năng suất cao và có các đặc tính nông học quý.
Song song với việc chọn tạo giống tốt, Vinasoy thực hiện công tác nghiên cứu quy trình canh tác chuẩn và thích hợp với điều kiện ở từng vùng sản xuất. Đồng thời, Vinasoy cũng đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu nành, nhất là ở khu vực ĐBSCL. Đặc biệt, Vinasoy đã thành công trong việc hợp tác với Kobuta để phát triển máy gặt đậu nành tạo bước nhảy vọt lớn trong việc phát triển vùng nguyên liệu tại vùng đồng bằng lớn nhất cả nước.
Với nỗ lực không ngừng, tư duy chiến lược và cách làm bài bản khoa học, Vinasoy đang hiện thực hóa ước mơ phát triển nông nghiệp đậu nành, hứa hẹn ngày càng có nhiều người nông dân sẽ quay lại trồng đậu nành làm giàu cho đất.
Phủ xanh cao nguyên đất đỏ, làm giàu cho đất, cho người
Trong nhiều năm qua, Vinasoy miệt mài triển khai Chương trình hợp tác liên kết sản xuất đậu nành với bà con nông dân tại 4 vùng nguyên liệu trên cả nước. Bằng việc cung ứng giống chất lượng cao do TT VSAC chọn tạo được, hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm, hạt đậu nành chất lượng cao từng bước phủ xanh những vùng đất đỏ bazan bạt ngàn của Tây Nguyên.
Là một người thuần nông trên vùng đất Tây Nguyên, gia đình ông Phạm Văn Duẩn (thôn 14, xã Đắk D’rông, huyện Cư Jút), từ năm 2019, câu chuyện trồng đậu nành đã trở thành chuyện “lãi to” với ông Duẩn.
"Trước đây, tôi trồng đậu nành như có cây để trồng trên đất. Mặc dù đậu nành cần rất ít phân, 1 ha chỉ tốn một bao phân, nhưng giá cả rất rẻ, lại lên xuống thất thường nên sau mỗi vụ thu hoạch, thu về bán ra chẳng ăn thua.
May mắn có Vinasoy đến lập trạm khảo nghiệm, làm giống, cơ giới hóa sản xuất, hỗ trợ hướng dẫn các phương pháp trồng trọt nên việc trồng đậu nành như có lối ra. Qua 3 - 4 năm nay, tôi không phải lo nghĩ gì, đến mùa thì trồng, chăm bón đúng quy trình đợi đến ngày thu hoạch. Đó là giải pháp quá tốt mà nông dân nào cũng muốn", ông Duẩn không giấu được niềm vui trước những ruộng đậu nành đang trĩu quả.
Nhờ vào giống đậu nành VINASOY 02-NS có năng suất cao hơn, cũng dễ chăm bón hơn, tăng khả năng kháng sâu bệnh, kháng hạn, ít tiêu tốn phân bón, những mùa gặt của gia đình ông Duẩn nhiều niềm vui hơn hẳn trước đây. Lợi nhuận thu về sau vụ mùa cũng đền đáp xứng đáng cho những giọt mồ hôi đã rơi xuống, khiến người nông dân như ông ấm lòng,
Với những mùa đậu nành bội thu, từ ngày 08/4/2022, Vinasoy đã trao tặng Chứng nhận thành viên Câu lạc bộ 3 tấn/ha cho những nông dân có diện tích sản xuất ổn định (trên 0,5 ha/1 thửa) và năng suất thực thu đạt từ 3,0 tấn/ha trong năm 2022.
Chứng nhận này không chỉ là lời động viên và khích lệ tinh thần bà con xã viên, mà còn là sự cam kết của Vinasoy trong việc tiếp tục đồng hành cùng người nông dân từ việc cung ứng giống đậu nành chất lượng cao, chuyển giao kỹ thuật canh tác, thu hoạch, cho đến bao tiêu đầu ra đậu nành hạt đạt chất lượng.
Việc phát triển thành công vùng nguyên liệu đậu nành bền vững, năng suất cao không chỉ giúp Vinasoy chủ động nguồn nguyên liệu chất lượng từ trong nước, không phụ thuộc vào giá bán và chất lượng của nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Mà còn, mở ra cơ hội “làm giàu từ đất” khi đồng hành cùng người nông dân trồng đậu nành trên chính vùng đất quê hương mình.
Vùng nguyên liệu bền vững góp phần khai mở những điều tốt đẹp nhất từ tự nhiên, dinh dưỡng vàng từ thực vật và đậu nành. Đậu nành không biến đổi gen, canh tác an toàn là nguồn dinh dưỡng quý cho sức khỏe và bền vững cho hành tinh.
Với nỗ lực không ngừng, tư duy chiến lược và cách làm bài bản khoa học, xây dựng vùng nguyên liệu đậu nành chính là cách để Vinasoy thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Điều đó không chỉ giúp người dân yên tâm sản xuất và có thêm thu nhập, nỗ lực khôi phục trở lại vùng trồng đậu nành tại Việt Nam mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.
"Giải thưởng thành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do báo Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.
Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng Human Act Prize còn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.
Các dự án tham gia giải thưởng sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đại diện cho các giá trị và Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize đang thúc đẩy, bao gồm tính cam kết, tính bền vững, tính sáng tạo, tính tác động, tính lan tỏa.
Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!
Website chính thức: https://humanactprize.org