Từ đầu thập niên 2000, doanh nghiệp FDI dần trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. Hiện, khối FDI tạo ra 19% GDP, cung cấp 35% việc làm cho người lao động trong khu vực chính thức, dù chỉ chiếm 3% số lượng doanh nghiệp. 

Sau sự kiện Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ ngoại giao thành đối tác chiến lược toàn diện đầu tháng 9/2023, truyền thông quốc tế kỳ vọng Việt Nam có thể đón làn sóng FDI thứ 4 với dòng vốn chủ đạo từ nền kinh tế lớn nhất thế giới.

w_05.png

Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ. 

Việc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào mạnh không chỉ mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp mà cả các ngân hàng tại Việt Nam kể cả ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng nội địa. 

Chia sẻ tại hội thảo Hội thảo "Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024" do CafeF tổ chức mới đây, các chuyên gia kinh nhận định, trong bối cảnh dòng vốn FDI vào mạnh, các doanh nghiệp cần phải có những thích ứng để đón đầu được cơ hội phát triển. Trong đó, các ngân hàng cần phải đẩy mạnh các giải pháp liên quan đến thanh toán hoặc quản lý dòng tiền. Bởi các doanh nghiệp FDI đã quen hoạt động ở nước ngoài, họ đã quen với việc điều hành trên nền tảng kỹ thuật số, trong bối cảnh này các ngân hàng cần phải đặt ra câu hỏi nền tảng đã sẵn sàng chưa, ngoài ra cần phải đảm bảo về tính bảo mật cao để có thể đồng hành tốt nhất với nhà đầu tư ngoại.

w_09.png

Tại hội thảo, ông Ngô Tấn Long - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ACB phụ trách khối Khách hàng doanh nghiệp nhận định, những con số ấn tượng nêu trên cho thấy, các ngân hàng Việt sẽ có nhiều cơ hội hơn để đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đối với các doanh nghiệp FDI. 

Theo ông Long, dòng vốn FDI được xem là một điểm sáng, động lực quan trọng góp phần phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2024. Ngoài ra, việc tăng trưởng liên tục với tốc độ cao trong các năm gần đây đi kèm với đó là tạo ra lượng khách hàng tiềm năng rất lớn thì việc các ngân hàng Việt phát triển hệ thống công nghệ và nâng cao năng lực phục vụ khách hàng doanh nghiệp FDI là xu hướng tất yếu.

"Trong 3-4 năm gần đây, chúng tôi đã tập trung vào nhóm khách hàng này, chuẩn bị hạ tầng để phục vụ. Vì đây là nhóm khách hàng mà theo phân tích sẽ chiếm tỷ trọng 65-70% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như đóng góp vào GDP là khoảng 20%, đó là tỷ trọng rất lớn", ông Long cho biết.

w_13.png

Khi nói về ngân hàng phục vụ cho doanh nghiệp FDI thì nhiều người thường nghĩ ngay đến việc các ngân hàng ngoại, các ngân hàng có cùng "xuất xứ" với doanh nghiệp FDI sẽ là các ngân hàng phục vụ. 

Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng trong nước cũng đã đầu tư nguồn lực, công nghệ cũng như các chính sách phù hợp cho doanh nghiệp FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các doanh nghiệp này tại Việt Nam. Đặc biệt nhóm doanh nghiệp FDI quy mô vừa có doanh thu từ 50 triệu USD hàng năm trở xuống có địa bàn hoạt động trải dài nhiều tỉnh thành sẽ rất phù hợp khi có mối quan hệ hợp tác với ngân hàng Việt. 

Với lợi thế am hiểu địa bàn, thị trường, văn hóa, con người Việt Nam và mạng lưới hoạt động rộng thì các ngân hàng nội đang dần trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp FDI khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. 

Trong số đó, có thể nói tới ACB, với tiềm lực tài chính, am hiểu thị trường nội địa, số lượng khách hàng doanh nghiệp đang giao dịch tại ACB rất lớn sẽ giúp kết nối tốt giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước nhiều ngành nghề.

w_15.png

ACB được thành lập vào năm 1993, đã có trên 30 năm hoạt động tại Việt Nam, mạng lưới 384 Chi nhánh/Phòng giao dịch có ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam với hơn 13 ngàn nhân viên. Theo công bố mới đây, Fitch và Moody’s đều xếp hạng ACB ở mức triển vọng ổn định BB- (là mức đánh giá đối với các Ngân hàng nội top đầu tại Việt Nam).

Thêm vào đó, ACB với sự nhanh nhạy cùng thị trường, nắm bắt xu thế cũng như cập nhật các chính sách của Nhà nước và Chính phủ đối với các Doanh nghiệp, ACB nhận thức vai trò ngày càng tăng của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển của Việt Nam, xác định khách hàng doanh nghiệp FDI là một phân khúc khách hàng quan trọng trong nền khách hàng của ACB. Trong các năm gần đây, ACB đã tập trung xây dựng chính sách cũng như phát triển công nghệ nhằm phục vụ đúng, đủ và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp FDI. 

Tính đến cuối 2023, ACB cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng FDI đến từ nhiều quốc gia/ vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan, các nước EU như Pháp, Đức…

w_17.png

ACB cũng cung ứng đầy đủ các dịch vụ đối với FDI như thanh toán (trong nước, quốc tế), giao dịch ngoại tệ, dịch vụ bảo hiểm tỷ giá như HĐ Forward, HĐ hoán đổi 2 đồng tiền CCS, cấp tín dụng (tài trợ thương mại, tài trợ dự án, bảo lãnh). 

Đối với hoạt động cấp tín dụng, ACB thiết kế chính sách tín dụng riêng, lãi suất vay hấp dẫn phù hợp đặc thù khách hàng FDI kinh doanh chưa có lợi nhuận trong giai đoạn đầu hoạt động tại Việt Nam, sử dụng nhiều vốn vay từ Công ty mẹ dẫn đến hệ số nợ vay cao hoặc mất cân đối vốn ngắn hạn. Với mục tiêu "lấy khách hàng làm trọng tâm", ACB đã thiết kế gói sản phẩm riêng biệt phù hợp đặc thù tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng FDI. 

ACB ưu tiên cho doanh nghiệp FDI các khoản vay trung dài hạn đầu tư nhà máy, nhà xưởng trong khu công nghiệp; vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động và đặc biệt phương án tài trợ xuất khẩu. Bên cạnh đó, ACB đồng hành cùng doanh nghiệp FDI mới thành lập, linh hoạt cấp tín dụng dựa trên năng lực của công ty mẹ, công ty có cùng chủ sở hữu. 

"Thực tế, mỗi ngân hàng sẽ có thế mạnh riêng. Để phục vụ doanh nghiệp FDI, chúng tôi có những lợi thế riêng và tập trung vào nhóm khách hàng chiến lược. Hiện nhóm khách hàng mà ACB quan tâm là nhóm doanh nghiệp có doanh thu khoảng 50-80 triệu USD/năm trở lại", ông Ngô Tấn Long - Phó TGĐ Ngân hàng ACB phụ trách khối Khách hàng doanh nghiệp cho hay.

w_20.png

Với mục tiêu "lấy khách hàng làm trọng tâm", ACB đã thiết kế gói sản phẩm riêng biệt phù hợp với các giai đoạn phát triển của khách hàng FDI. Theo đó, tại mỗi giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp FDI khi đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, ACB đã thiết kế các gói sản phẩm nhắm vào nhu cầu trọng yếu kèm các tiện ích nhằm phục vụ quản trị chi phí hiệu quả, tối đa nhu cầu tài chính ngân hàng của FDI với gói AFDI được thiết kế dựa trên các ưu đãi ngày càng gia tăng theo nhu cầu sử dụng sản phẩm ngân hàng và giai đoạn phát triển của khách hàng, cụ thể:

Giai đoạn 1 - Hình thành doanh nghiệp tại Việt Nam (Approach): Giai đoạn mới thăm dò thị trường và mới thành lập ACB hướng đến trọng tâm là hỗ trợ các nhu cầu về tài khoản với mở tài khoản online 247, miễn phí khi chuyển tiền online, tối ưu hóa tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, FX hay kết nối và hỗ trợ các vấn đề pháp lý. 

Giai đoạn 2 - Xây dựng & bắt đầu kinh doanh (Foundation): Giai đoạn các doanh nghiệp mới vào hoạt động thì ngoài các ưu đãi như gói 1 thì với trọng tâm khách hàng cần nhiều nhu cầu thanh toán, mua bán ngoại tệ hoặc bảo lãnh cho quá trình kinh doanh, ACB ưu đãi phí thanh toán quốc tế, bảo lãnh kèm theo hỗ trợ công nghệ với ACB One Pro với thanh toán lô lớn, chi lương bảo mật và thanh toán quốc tế Online.

Giai đoạn 3 - Hoạt động ổn định (Depart): Giai đoạn khách hàng đi vào hoạt động ổn định với nhu cầu gia tăng các khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động, nhu cầu chi lương, chúng tôi đi sâu vào thiết kế các sản phẩm trọng tâm ngoài các SP kèm theo vẫn được ưu đãi như gói 2. 

Giai đoạn 4 - Mở rộng & phát triển bền vững tại Việt nam (Innovation): Giai đoạn đầu tư mở rộng sản xuất, đi sâu vào vận hành hoạt động cần thêm các nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung dài hạn, cần công tác chi lương hiện đại và thuận tiện, hay tài trợ cho chuỗi cung ứng hay chuỗi phân phối, ngoài các ưu đãi kèm vẫn như gói 3.

w_23.png

Đặc biệt, trên kênh ngân hàng điện tử, ACB có ACB One Pro, chuyên phục vụ các nhu cầu chuyên sâu của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI. 

Theo đó, ACB cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và thanh toán phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch nội, ngoại tệ như: Khả năng xử lý lô giao dịch lớn (trên 100 ngàn giao dịch/lần); Chi lương (hạch toán hợp nhất: 1 giao dịch cắt tiền tài khoản KH – chi cho nhiều thụ hưởng) với các lựa chọn chi thông thường hoặc chi bảo mật thông tin người nhận. 

Với giao dịch ngoại tệ, khách hàng có thể mua/bán nhiều loại ngoại tệ phổ biến trên ACB One Pro, với tỷ giá trực tuyến. Mức ưu đãi tỷ giá tỷ lệ thuận với độ lớn giao dịch và được cài đặt riêng cho khách hàng. Đặc biệt, cơ chế tỷ giá linh hoạt có thể cho phép doanh nghiệp lựa chọn tỷ giá tốt nhất. 

Bên cạnh đó, khách hàng FDI cũng có thể trực tiếp quản lý tài chính chuỗi cung ứng trên kênh ngân hàng điện tử nhờ tính năng phát hành, theo dõi và thanh toán đơn hàng/hóa đơn. 

Ngoài ra, doanh nghiệp FDI có thể đăng ký phân cấp phê duyệt và quản lý chi tiết đến từng số tiền, tài khoản và dịch vụ thanh toán; Số lượng/Số nhóm nhân sự tham gia vào quy trình phê duyệt theo nhu cầu và không giới hạn. Qua đó, có thể thực hiện các hoạt động thanh toán hóa đơn tự động và kiểm soát phân quyền sử dụng tài khoản hiệu quả, vượt trội. 

Với mong muốn phục vụ khách hàng trên nền am hiểu các nhu cầu riêng, đặc thù của FDI, ACB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm để luôn không ngừng hoàn thiện, đầu tư công nghệ, cập nhật các công cụ số hóa, thiết kế các sản phẩm riêng biệt phù hợp, đội ngũ nhân sự đảm bảo năng lực chuyên môn, với mục tiêu là Ngân hàng Việt cùng đồng hành với doanh nghiệp FDI trong quá trình kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

w_25.png
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO