Không phải điện thoại hay máy tính, một mặt hàng từ Việt Nam bất ngờ được 3 cường quốc công nghệ của thế giới 'tranh giành', thu hơn 3,5 tỷ USD từ đầu năm

Như Quỳnh | 13:43 02/07/2024

Riêng trong tháng 5, mặt hàng này đã thu về hơn 656 triệu USD.

Không phải điện thoại hay máy tính, một mặt hàng từ Việt Nam bất ngờ được 3 cường quốc công nghệ của thế giới 'tranh giành', thu hơn 3,5 tỷ USD từ đầu năm
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện của Việt Nam là mặt hàng chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong 4 tháng đầu năm với mức tăng 59,3% so với cùng kỳ năm 2023, thu về hơn 3,5 tỷ USD.

Riêng trong tháng 5/2024, mặt hàng này thu về hơn 656 triệu USD, tuy nhiên giảm 10,5% so với tháng trước đó.

Xét về thị trường, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của máy ảnh, máy quay phim là linh kiện với hơn 2,2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 96% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là thị trường lớn thứ 2 với hơn 419 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 3 với kim ngạch 213 triệu USD, tăng 5% so với 5T/2023.

screenshot-2024-07-02-002045.png

Trong năm 2023, xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đã mang về hơn 7,6 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ và là mặt hàng có mức tăng trưởng đứng thứ 3 của Việt Nam. Hiện tại trên thị trường có 3 dòng camera quan sát chính là: hàng sản xuất tại Việt Nam, linh kiện nhập khẩu; hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, Đài Loan và hàng nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc, Nhật Bản.

Theo Mordor Intelligence, quy mô thị trường máy ảnh kỹ thuật số dự kiến sẽ đạt 6,83 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,85% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).

Theo đánh giá của các chuyên gia, khả năng xuất khẩu hàng hóa công nghệ thông tin, linh kiện điện tử của Việt Nam đang tăng cao. Từ ngày 1/1/2006, các cam kết của khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) về lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng điện tử đã có hiệu lực hoàn toàn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một loạt Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (TPP, FTA EU-Việt Nam…) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành Công nghiệp điện tử phát huy tiềm năng to lớn đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới. 

Theo một khảo sát của S&P Global Electronics PMI, ngành công nghiệp điện tử toàn cầu đã có sự tăng trưởng tích cực kể từ giữa năm 2020 – khi đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ đối với thiết bị điện tử tiêu dùng để các doanh nghiệp có thể thiết lập phương án làm việc từ xa.

Ngành công nghiệp điện tử đã đóng góp một phần đáng kể vào sản lượng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Với sự hiện diện của các nhà máy sản xuất đến từ các công ty đa quốc gia như Samsung, Foxconn và Intel, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu ngành hàng điện tử hàng đầu trên thế giới. 

Để giữ vững vị trí và tiềm năng phát triển, chuyên gia khuyến cáo, các nhà sản xuất chú trọng đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế. Sự đổi mới trong công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.


(0) Bình luận
Không phải điện thoại hay máy tính, một mặt hàng từ Việt Nam bất ngờ được 3 cường quốc công nghệ của thế giới 'tranh giành', thu hơn 3,5 tỷ USD từ đầu năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO