- Chiều ngày 20/3, dầu thô Brent kỳ hạn có thời điểm giảm hơn 3% xuống sát mốc 70 USD/thùng, thấp nhất kể từ cuối năm 2021 và kéo dài mức giảm 12% vào tuần trước. Như vậy, giá dầu đã giảm 15% trong tháng này và 35% so với cùng kỳ.
- Giá dầu giảm do lo ngại rằng tình trạng hỗn loạn từ các ngân hàng có thể gây tổn hại cho các nền kinh tế và gây ra suy thoái, từ đó làm giảm nhu cầu nhiên liệu.
- Sự nhiệt tình ban đầu đối với việc UBS tiếp quản Credit Suisse do chính phủ hậu thuẫn và hành động phối hợp của các ngân hàng trung ương lớn nhằm tăng thanh khoản đồng đô la đã phai nhạt, dẫn đến tâm lý thận trọng hơn.
Mặt khác, các dấu hiệu về nhu cầu mạnh mẽ từ nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu là Trung Quốc đã xuất hiện, với việc Unipec mua 2 triệu thùng dầu thô Johan Sverdrup của Biển Bắc. Đây là lần mua đầu tiên tới châu Á trong ba tháng, theo Bloomberg. Các thương nhân cũng thận trọng trước quyết định chính sách tiền tệ của Fed trong tuần này trong khi theo dõi chặt chẽ bất kỳ phản ứng tiềm năng nào đối với thói quen từ OPEC+.
Trong thời điểm hiện tại, rõ ràng dầu thô không phải là hàng hóa có độ an toàn cao và sinh lời cho các nhà đầu tư, các nền kinh tế phát triển đang loay hoay chống chọi với lạm phát và giải cứu ngân hàng thì cũng cần có thêm thời gian để thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng nhu cầu tiêu dùng để giá dầu mỏ đi lên.
Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed trong ngày 21-22/3/2023 sẽ giúp cho nền kinh tế Mỹ giảm lạm phát và đạt tăng trưởng, hệ thống ngân hàng của Mỹ và châu Âu ổn định, niềm tin của các nhà đầu tư được khôi phục. Khi đó, giá dầu mỏ thế giới có thể tăng trở lại theo đúng xu thế.