Sân chơi mới cho sản phẩm truyền thống của người Việt
Đại diện Thiên An DC cho biết, doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc số đơn hàng trên TikTok Shop. Từ chỉ 6 đơn hàng trong ngày đầu tiên, đến nay, doanh nghiệp đã có hơn 3.000 đơn hàng mỗi tháng, tương đương số đơn mỗi ngày nhiều gấp khoảng 40 lần so với ngày đầu tiên.
Không chỉ là một “sân chơi mới” cho các doanh nghiệp chuyên về các sản phẩm truyền thống như Thiên An DC, TikTok Shop cũng mở ra sân trơi để các sản vật vùng miền tiếp cận sâu hơn với khách hàng trên khắp mọi miền đất nước và cả khách quốc tế. Phương thức quảng bá “hợp trend” trên TikTok cũng giúp các sản phẩm tiếp cận đa dạng người dùng hơn.
Bán các sản phẩm truyền thống trên TikTok Shop là một phần trong chương trình “Tự hào Hàng Việt” – sự sự hợp tác giữa TikTok Việt Nam với các cơ quan, ban ngành và doanh nghiệp truyền thông uy tín trong cả nước. Chương trình được thiết kể để khuyến khích người tiêu dùng trong nước quan tâm đến các sản phẩm do người Việt sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm nông sản từ miền Trung và Tây Nguyên.
Đây là một sáng kiến quan trọng trong bối cảnh kinh tế số hóa, giúp các nhà sản xuất địa phương có cơ hội tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng mà không cần qua các kênh phân phối truyền thống.
Đặc biệt, TikTok đã tập trung vào các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm), vốn là các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, nhằm tạo nên bản sắc riêng biệt cho các mặt hàng Việt trên thị trường số.
Trong khuôn khổ chương trình, các mặt hàng nông sản từ miền Trung và Tây Nguyên luôn chiếm vị trí quan trọng. Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng đặc thù, những khu vực này nổi tiếng với các loại nông sản có chất lượng cao như tiêu, cà phê, mật ong và các loại hạt. Khu vực này cũng sản xuất nhiều mặt hàng OCOP mang đậm bản sắc địa phương giúp sản phẩm dễ dàng gây ấn tượng với người tiêu dùng trên TikTok.
Ngoài ra, mới đây, TikTok Shop đã phối hợp với các cơ quan và tổ chức như Bộ Công Thương và Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) để hỗ trợ các doanh nghiệp và tiểu thương chuyển đổi số. Điển hình là sự kiện MegaLive "Phong Vị Gia Lai – Đặc Sản Tây Nguyên", nơi gần 40 nhà bán hàng tham gia quảng bá hơn 100 sản phẩm. Sự kiện này đã thu hút hơn 12,7 nghìn đơn hàng chỉ sau 2 ngày, đánh dấu bước ngoặt trong việc tiêu thụ đặc sản địa phương thông qua nền tảng thương mại điện tử.
Những ý tưởng sáng tạo để hàng Việt trở thành niềm tự hào
Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp nỗ lực sáng tạo để giúp bà con có một phương thức bán hàng mới. Ba Thức Food là ví dụ. Doanh nghiệp này là thương hiệu nổi bật trong việc hỗ trợ bà con Tây Nguyên chuyển đổi số, giúp nâng cao doanh số bán nông sản qua các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Thương hiệu này đã xây dựng kênh bán hàng thông qua video sáng tạo và các hội thảo hướng dẫn bà con sử dụng thương mại điện tử.
Từ kinh nghiệm phát triển sản phẩm, Ba Thức Food đã cải tiến và nâng cao bao bì, chất lượng sản phẩm, theo đó Khô Bò Tây Nguyên, với 31 nghìn lượt bán, là sản phẩm giúp thương hiệu này nằm trong Top 1 livestream trên TikTok nhiều tuần liên tiếp.
Những con số ấn tượng mà Thiên An DC và Ba Thức Food đạt được là minh chứng cho hiệu quả của chương trình “Tự hào Hàng Việt”. Mỗi tuần, chương trình tổ chức các phiên livestream quảng bá nông sản Việt Nam, từ đó tạo cơ hội cho các nhà bán hàng giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình tới hàng triệu người xem trên cả nước.
Thông qua các phiên livestream này, người tiêu dùng được tiếp cận những thông tin chi tiết và sinh động về các mặt hàng, từ nguồn gốc, quy trình sản xuất đến các câu chuyện văn hóa địa phương gắn liền với sản phẩm. Điểm nổi bật của các phiên livestream là sự tham gia của các nhà sáng tạo nội dung có sức ảnh hưởng, giúp gia tăng sức hấp dẫn và độ tin cậy cho sản phẩm.
Một điểm nổi bật khác là chương trình cũng giúp các nhà sản xuất phát triển năng lực kinh doanh số, một kỹ năng thiết yếu trong thời đại chuyển đổi số. TikTok đã cung cấp các khóa đào tạo, từ cách tối ưu hóa nội dung video đến kỹ năng bán hàng trực tuyến, giúp người bán tự tin hơn khi sử dụng nền tảng số để tiếp cận khách hàng.
Nhiều nhà sản xuất tại các vùng miền Trung và Tây Nguyên cho biết rằng, trước khi tham gia chương trình, họ gặp khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm. Giờ đây, nhờ vào các công cụ số và sự hỗ trợ của TikTok, họ đã có thể đạt được mức doanh thu cao hơn, và điều này đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của các cộng đồng địa phương.
TikTok Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, chương trình "Tự hào Hàng Việt" sẽ tiếp tục mở rộng và tập trung vào các sản phẩm thân thiện với môi trường, với hy vọng thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững. Các sản phẩm được chế biến thủ công, ít qua xử lý công nghiệp và không gây hại cho môi trường sẽ được khuyến khích quảng bá trên nền tảng, nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng có ý thức về bảo vệ môi trường.
Đồng thời, TikTok sẽ mở rộng hợp tác với nhiều địa phương hơn để đưa sản phẩm OCOP và các đặc sản từ nhiều vùng miền khác nhau đến với đông đảo người tiêu dùng.