Chứng khoán thế giới sụt giảm trong ngày thứ Sáu (19/4), dầu mỏ nhanh chóng tăng hơn 3 USD/thùng ngay khi thị trường vừa mở cửa và trái phiếu chính tăng giá khi nhu cầu cất giữ tiền vào những nơi trú ẩn an toàn đột ngột gia tăng.
Diễn biến các thị trường sau đó đã dịu lại chút ít, nhưng căng thẳng gia tăng khó lường tạo ra sự bất ổn mới và làm dấy lên mối lo ngại giá dầu tăng cao và khả năng gián đoạn nguồn cung có thể khiến lạm phát dai dẳng ở mức cao, thậm chí nguy cơ tăng trở lại.
Tim Graf, người phụ trách chiến lược vĩ mô khu vực Châu Âu của công ty State Street Global Markets cho biết: “Mặc dù những động thái này có vẻ ‘lành’ hơn so với lo ngại lúc đầu, nhưng có lẽ chúng ta cần đánh giá lại mức độ rủi ro”.
Dưới đây là một số diễn biến đáng chú ý của thị trường thế giới:
1/ DẦU MỎ
Giá dầu đã tăng khoảng 13% trong năm nay, lên gần 90 USD/thùng, và dầu thô Brent hiện vẫn ở mức cao.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm thứ Ba (16/4) đã mô tả một "kịch bản bất lợi", trong đó căng thẳng ở Trung Đông leo thang đẩy giá dầu tăng 15% và chi phí vận chuyển tăng theo sẽ khiến lạm phát trên toàn cầu tăng khoảng 0,7 điểm phần trăm.
Nguồn cung dầu thắt chặt và giá tăng cao càng trở nên trầ trọng khi nhóm sản xuất dầu OPEC và các nhà sản xuất dầu lớn khác đang hạn chế sản lượng.
Morgan Stanley đã nâng dự báo giá dầu thô Brent quý 3/2024 lên 94 USD/thùng.
Thomas McGarrity, người phụ trách bộ phận cổ phiếu tại RBC Wealth Management, cho biết: “Rõ ràng sự leo thang hơn nữa căng thẳng địa chính trị sẽ dẫn tới nguy cơ giá dầu tăng hơn nữa”.
Diễn biến giá dầu Brent từ năm 2020 tới nay.2/ LẠM PHÁT VÒNG HAI
Do vừa bất ngờ trước những con số lạm phát mới nhất của Mỹ (cao hơn dự kiến), các nhà đầu tư đang theo dõi sát giá dầu. Chính đợt giá năng lượng tăng cách đây hai năm đã góp phần đẩy lạm phát và lãi suất tăng mạnh trên toàn cầu.
Giá dầu cao cản trở nỗ lực giảm lạm phát và có thể dẫn tới việc xem xét lại kế hoạch cắt giảm lãi suất trên toàn cầu.
Một công cụ được coi là thước đo dự kiến của thị trường về lạm phát dài hạn ở khu vực đồng Euro, thường bám theo giá dầu mỏ, đã đạt 2,39% vào thứ Ba tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 12/2023 và cao hơn so với mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
ECB cho biết họ "rất chú ý" đến tác động của dầu mỏ bởi điều này có thể gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy lạm phát.
Lạm phát của Eurozone dự kiến kéo dài ở trên mục tiêu 2% của ECB.3/ CỔ PHIẾU NĂNG LƯỢNG TĂNG GIÁ
Cổ phiếu năng lượng hưởng lợi từ giá dầu tăng.
Chỉ số dầu trong S&P 500 và chứng khoán dầu khí châu Âu đều đã đạt mức cao kỷ lục vào đầu tháng 4/2024 trước khi hạ nhiệt sau đó.
Chứng khoán dầu mỏ của Mỹ đã tăng gần 12% từ đầu năm đến nay, vượt xa mức tăng 5% của S&P 500.
Chứng khoán năng lượng tăng cao kỷ lục.Yardeni Research khuyến nghị dự đoán cổ phiếu năng lượng sẽ còn tiếp tục tăng giá bởi giá dầu Brent có thể tăng lên 100 USD trong những tuần tới.
Còn nhớ, giá dầu đã nhanh chóng tăng vọt lên khoảng 139 USD sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Nhà phân tích McGarrity của RBC cho biết: “Giá dầu tăng làm phức tạp thêm nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong việc đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu”. “Việc tiếp cận lĩnh vực năng lượng trong danh mục đầu tư vốn cổ phần trong thời gian tới được cho là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho cả rủi ro lạm phát và địa chính trị.”
4/ LÀN SÓNG ĐỔ XÔ ĐẾN NHỮNG TÀI SẢN AN TOÀN
Nhu cầu về các tài sản trú ẩn an toàn như trái phiếu Mỹ hoặc Đức - đặc biệt là trước cuối tuần này – vượt trội so với nhu cầu bán trái phiếu do rủi ro lạm phát mới từ giá dầu đang tăng nhanh.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có lúc giảm 15 điểm cơ bản vào thứ Sáu (19/4) cuối ngày vẫn giảm 6,5 điểm cơ bản xuống 4,58%, đảo ngược xu hướng cao nhất 5 tháng đạt được gần đây.
Nhà kinh tế trưởng Philip Shaw của Investec cho biết: “Điều đó cho thấy thị trường lúc này đang lo ngại về nhu cầu trú ẩn an toàn hơn là tác động lạm phát do giá năng lượng tăng cao”.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm.Đồng đô la Mỹ và đồng franc Thụy Sĩ cũng được hưởng lợi từ nhu cầu trú ẩn an toàn, trong bối cảnh tình hình địa chính trị và giá dầu cao được cho là góp phần làm tăng giá đồng USD do việc giảm đặt cược vào thời điểm và mức độ cắt giảm lãi suất của Mỹ.
Sức mạnh của đồng USD làm tăng thêm áp lực lên các nền kinh tế như Nhật Bản. đang vật lộn với đồng yên ở mức thấp nhất 34 năm, khiến các nhà giao dịch lo lắng về khả năng can thiệp của ngân hàng trung ương Nhật Bản.
Nhà phân tích tiền tệ Francesco Pesole của ING cho biết căng thẳng gia tăng ở ở Trung Đông có thể gây tổn thất cho các loại tiền tệ của New Zealand, Australia, Thụy Điển và Na Uy khi nhà đầu tư rời bỏ tài sản rủi ro. Trong khi đó, đồng franc Thụy Sĩ có thể tăng giá cùng với USD.
Biến động tỷ giá tiền tệ từ đầu năm 2024 đến nay.5/ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI
Giá dầu tăng và đồng đô la mạnh cũng gây ảnh hưởng tới các thị trường mới nổi, như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước nhập khẩu ròng dầu mỏ.
Đồng rupee của Ấn Độ tuần này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Ngay cả đối với Nigeria và Angola, là các nước xuất khẩu dầu lớn nhất châu Phi, đồng nội tệ suy yếu và giá nhiên liệu tăng cũng ảnh hưởng đến trái phiếu kho bạc chính phủ do giá bơm xăng bị giới hạn và thiếu năng lực lọc dầu trong nước.
Các nhà phân tích cho biết việc giá dầu quay trở lại mức 100 USD trở lên có thể khiến Fed từ bỏ hy vọng nới lỏng tiền tệ vào thời điểm hiện tại và tác động tiềm tàng to lớn đối với các loại tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi khi các nhà đầu tư chuyển hướng quay trở lại với đồng USD.
Tham khảo: Reuters