21 tuổi làm cú tất tay đầu tư bằng 300 triệu, 24 tuổi ngậm ngùi ôm cục nợ đến 700 triệu: Lời cảnh tỉnh cho các Gen Z mới bước một chân vào đời đã ham làm giàu nhanh từ chứng khoán

Ngọc Linh | 16:30 22/07/2024

Giống như một cơn say, đứng ở miệng vực mà lại nghĩ mình đang trên đỉnh thành công…

21 tuổi làm cú tất tay đầu tư bằng 300 triệu, 24 tuổi ngậm ngùi ôm cục nợ đến 700 triệu: Lời cảnh tỉnh cho các Gen Z mới bước một chân vào đời đã ham làm giàu nhanh từ chứng khoán

Những năm gần đây, đầu tư chứng khoán không còn là “sân chơi” của riêng những “bậc lão làng” trong ngành tài chính, mà còn là nơi tụ hội của không ít người trẻ ham làm giàu, có máu đầu tư.

Dù đàn anh đàn chị đã ra rả khuyên răn “đầu tư chứng khoán không phải trò may rủi, đừng có liều khi chẳng nhiều kiến thức”, không ít người vẫn bỏ ngoài tai với hy vọng “được ăn cả”. Nhưng kết cục phần lớn đều ở chiều ngược lại, là “ngã về không”.

21 tuổi tất tay vay 300 triệu để đầu tư, 24 tuổi gánh khoản nợ hơn 700 triệu

Mới đây trên nền tảng MXH Threads, một cậu bạn đã kể về hành trình khoản nợ 700 triệu đè lên vai ở độ tuổi 24. Những lời tâm sự này có lẽ chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người ham giàu nhanh, đặc biệt là các bạn trẻ - không có gì trong tay ngoài nhiệt huyết và sự liều lĩnh.

untitled-design-2024-07-22t161527.922.png
Quyết định vay 300 triệu để dồn vào "miếng bánh" béo bở là khởi đầu của khoản nợ hơn 700 triệu
untitled-design-2024-07-22t161335.857.png
Cũng may, cậu bạn này đã nhận ra mình sai ở đâu và đang nỗ lực làm việc để trả nợ chứ không còn lún sâu thêm vào việc "thử vận may"

Chuyện có thể tóm tắt như sau: Tháng 5/2021, cậu bạn này vét sạch vốn liếng, được 35 triệu đồng để “thử vận may” trên thị trường chứng khoán. Đến tháng 6/2021, khi thấy khoản vốn của mình đã sinh lời lên tới 180 triệu đồng (lãi 145 triệu đồng), cậu bạn quyết định vay ngân hàng 300 triệu để tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, “vận may” không kéo dài mãi, thị trường đi xuống nên giờ này, cậu bạn không những không hòa vốn mà còn đang lỗ nặng. Tổng số nợ đã lên tới con số hơn 700 triệu.

Ở phần bình luận, có không ít bạn trẻ cũng chia sẻ bài học đắt giá tương tự, đồng thời dành cho cậu bạn này những lời an ủi, động viên. Vấp ngã là điều chẳng ai muốn, nhưng ngã khi còn trẻ thì chí ít vẫn còn cơ hội và thời gian để tự vực dậy bản thân, làm lại mọi thứ.

untitled-design-2024-07-22t161814.892.png
Nhiều người chia sẻ quan điểm, động viên cậu bạn cố vượt qua
untitled-design-2024-07-22t162213.202.png
Bài học xương máu: Đầu tư bằng tiền nhàn rỗi của mình thôi, đừng đi vay mượn!
untitled-design-2024-07-22t162604.389.png
Đúng là "có ngã, có khôn"

Nghĩ đơn giản rằng nếu việc đầu tư đơn giản và dễ dàng đến mức ai cũng lãi, ai cũng “được ăn cả” ngay từ lần đầu “thử vận may”, có lẽ trên đời này chẳng còn ai nghèo nữa. Thị trường chứng khoán (TTCK) có thể chào đón tất cả mọi người, ngay cả khi họ chẳng có chút kiến thức nào, nhưng bước chân vào thị trường và trụ lại trong thị trường để thành công trên thị trường lại là chuyện hoàn toàn khác, không thể cứ ỷ lại vào vận may mà sóng yên biển lặng được.

Lời khuyên đắt giá dành cho nhà đầu tư F0 trong TTCK

Với những nhà đầu tư lâu năm, việc giữ một “cái đầu lạnh” khi thị trường có biến động là điều hiển nhiên, không quá khó khăn. Nhưng với những “chứng sĩ” non trẻ thì khác. 

Câu hỏi đặt ra: F0 cần chuẩn bị những gì trước khi bước chân vào TTCK, cũng như phải làm gì để không “sợ quá mất khôn” khi thị trường có biến động mạnh? 

Với thắc mắc này, anh Gerard Do và chị Kim Liên - 2 chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư đã có những lời khuyên như sau.

1 - Cần chuẩn bị cả tâm lý phòng thủ khi “ra trận”

Chị Kim Liên cho rằng việc giữ tư duy “chỉ tấn công” mà không “phòng thủ” là một trong những sai lầm khiến F0 khó vững tâm lý trong giai đoạn đầu, khi mới bước chân vào TTCK.

z5260484163491_dbbe5249272c5bdf9c9c73f74d97d75b.jpg
Chị Kim Liên

“Khi "ra trận", đừng chỉ nghĩ đến các phương án tấn công. Đây là thời điểm cần kế hoạch phòng thủ hơn bao giờ hết.

Điểm khác biệt của những nhà đầu tư chuyên nghiệp là tuân thủ được kỷ luật, từ đó giữ được hiệu quả đầu tư và tạo nên lợi thế lớn khi bước sang chu kỳ tiếp theo. Trong khi đó các nhà đầu tư nghiệp dư thường bị ảnh hưởng bởi cảm xúc chán nản, chỉ cần "buông bỏ" 1-2 phiên quan trọng như thế này, do không biết làm gì, dẫn đến hậu quả thiệt hại lớn về sau.

Còn cảm giác hoang mang, chao đảo chứng tỏ bạn chưa có kế hoạch đầu tư kĩ lưỡng. Lời khuyên của tôi là nên đứng ngoài thị trường quan sát 1 thời gian và học hỏi thêm, nếu vẫn đang cầm hàng thì nên canh bán. Bởi vấn đề không hẳn là thị trường tốt hay xấu, vấn đề là bạn chưa sẵn sàng ra trận” - Chị Kim Liên khẳng định.

2 - Không nên tách rời TTCK Việt Nam với tình hình thế giới

Với kinh nghiệm đầu tư của mình, anh Gerard cho rằng ngoài việc chuẩn bị, trau dồi kiến thức, nhà đầu tư F0 còn nên học cách quan sát, phân tích biến động thị trường theo tình hình thế giới.

1(2).jpg
Anh Gerard Do

“TTCK Việt Nam không phải một hòn đảo giữa đại đương, mà là một trong nhiều nút thắt trong hệ thống tài chính toàn cầu. Bởi vậy, nếu tình hình thế giới có biến động, chắc chắn điều đó sẽ tác động tới TTCK Việt Nam.

Tác động này là ngắn hạn hay dài hạn còn phụ thuộc vào biến động của tình hình thế giới. Vì thế, các NĐT F0 không nên nhìn nhận TTCK Việt Nam như một thị trường độc lập, không chịu ảnh hưởng từ các sự kiện trên thế giới” - Anh Gerard đưa ra lời khuyên với các NĐT non trẻ.


(0) Bình luận
21 tuổi làm cú tất tay đầu tư bằng 300 triệu, 24 tuổi ngậm ngùi ôm cục nợ đến 700 triệu: Lời cảnh tỉnh cho các Gen Z mới bước một chân vào đời đã ham làm giàu nhanh từ chứng khoán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO