Yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Giang Anh | 01:55 28/09/2024

Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, hệ thống thông tin của nhiều doanh nghiệp đã bị tấn công. Hệ luỵ để lại không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng, gây thiệt hại về tài chính mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Mới đây, Hiệp hội Nữ Doanh nhân Thành phố Hà Nội đã phối hợp với Công ty Cổ phần MISA (MISA), Công ty TNHH Hòa Bình Không Gian Mạng (CyPeace), Công ty Cổ phần Savvycom (Savvycom), và Công ty Cổ phần Hanel (Hanel), tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "An toàn thông tin - Yếu tố sống còn của Doanh nghiệp trong kỷ nguyên số". 

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Lê Công Phú, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam cảnh báo, các cuộc tấn công này không chỉ đến từ các tổ chức tội phạm mà còn có sự hậu thuẫn của các nhà nước và tổ chức chuyên nghiệp.

“An toàn thông tin không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là trụ cột quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và phát triển trong kỷ nguyên số,” ông Phú nhấn mạnh.

Thông tin thêm, ông Phú cho hay,  các cuộc tấn công mạng trên thế giới ngày càng gia tăng với mức độ tinh vi, phức tạp. Thậm chí, có những cuộc tấn công còn được hậu thuẫn từ các tổ chức chuyên nghiệp nhằm thu thập dữ liệu, đánh cắp tin tức, các phát minh sáng kiến của tổ chức, doanh nghiệp...

Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, hệ thống thông tin của nhiều doanh nghiệp đã bị tấn công. Hệ luỵ để lại không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng, gây thiệt hại về tài chính có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng, chi phí cơ hội của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Theo số liệu của CNBC và Black Frog, khoảng 1/2 vụ vi phạm dữ liệu nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa; 87% người ra quyết định về công nghệ thông tin tại những doanh nghiệp này cho biết đã phải ứng phó với hơn 2 cuộc tấn công mạng.

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Hoàng, Giám đốc An ninh thông tin của MISA cho biết, tấn công mã độc gia tăng chóng mặt trong năm 2023.

“Thống kê cho thấy, hơn 740.000 máy tính bị nhiễm mã độc và thiệt hại gây ra cho người dùng tại Việt Nam là 716 triệu USD. Lỗ hổng từ yếu tố con người và công nghệ trở thành mục tiêu chính”, Giám đốc An ninh thông tin của MISA thông tin.

z5868679431745_39797e09eaf64c0f84d4f4379f0f8e10.jpg
Ông Nguyễn Quang Hoàng, Giám đốc An ninh thông tin MISA

Trước cơn bão tấn công mạng, các chuyên gia an ninh mạng nhấn mạnh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nâng cao nhận thức, năng lực phòng thủ, chủ động phòng ngừa bằng cách tuân thủ các khuyến cáo đảm bảo an toàn thông tin.

Cụ thể, người dùng nên quét virus với các file được tải từ internet, email… trước khi mở; sử dụng xác thực 2 yếu tố cho tài khoản trực tuyến; sao lưu dữ liệu thường xuyên; ưu tiên sử dụng xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); tải ứng dụng ở các nguồn tin cậy…

Ông Hoàng chia sẻ, SaaS (Software as a Service) là giải pháp vượt trội giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu. Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS được xây dựng theo xu hướng SaaS với những ưu điểm như trung tâm dữ liệu hội tụ, sao lưu tự động, cùng đội ngũ chuyên gia đánh giá an ninh định kỳ và giám sát 24/7. MISA AMIS kết nối linh hoạt giữa các phòng ban và đối tác bên ngoài, đồng thời đảm bảo bảo mật thông tin hiệu quả giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru mà vẫn an toàn trước các mối đe dọa mạng.


(0) Bình luận
Yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO