Bỏ túi ngay kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn khi sinh sống tại chung cư cao tầng

Kim Ngân | 22:35 19/10/2023

Bên cạnh nắm vững các kỹ năng thoát hiểm, lựa chọn các khu căn hộ có trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) hiện đại là việc vô cùng cần thiết.

Bỏ túi ngay kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn khi sinh sống tại chung cư cao tầng

Nếu xảy ra cháy nổ cần làm gì?

Không phải ai cũng có thể trả lời ngay câu hỏi này! Những vụ cháy xảy ra gần đây tại các khu chung cư gây hậu quả nghiêm trọng đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội. Không chỉ các chủ đầu tư, ban quản lý các toà nhà cần nhận thức rõ tầm quan trọng và trang bị đầy đủ hạ tầng, thiết bị PCCC mà chính các cư dân cũng cần bổ sung kiến thức phòng, chống cháy nổ, tránh tâm lý chủ quan hay không nắm rõ cách sử dụng các trang thiết bị khi gặp sự cố.

Vậy khi xảy ra sự cố cháy nổ, cư dân các căn hộ chung cư cao tầng cần phải làm những gì? Sau đây là 5 bước cơ bản mà bất cứ ai cũng nên nắm rõ:

Bước 1 - Xác định vị trí đám cháy: Khi phát hiện thấy xảy ra hỏa hoạn trong căn hộ/tòa nhà cần giữ bình tĩnh và xác định nhanh chóng vị trí có cháy.

Bước 2 - Báo động: Ngay lập tức báo động cho mọi người xung quanh bằng cách hô to "cháy, cháy, cháy" đồng thời nhấn nút báo cháy khẩn cấp tại khu vực hành lang căn hộ.

Bước 3 - Cắt điện: Thực hiện ngắt tất cả các nguồn điện bằng cách dập các Aptomat tổng của căn hộ nhằm giảm thiểu nguy cơ có thể bùng phát to hơn và cháy lan sang các khu vực khác.

Bước 4 - Chữa cháy bằng các phương tiện có sẵn: Sử dụng các bình chữa cháy xách tay, lăng vòi chữa cháy được lắp đặt tại các kệ/hộp chữa cháy tại khu vực hành lang căn hộ để khống chế và dập tắt đám cháy.

Bước 5 - Thoát nạn: Khi ngọn lửa ngoài tầm khống chế cần báo cho Ban quản lý tòa nhà và lực lượng PCCC. Sau đó ra khỏi phòng đóng cửa nhưng không khóa, tìm lối thoát nạn gần nhất hoặc nghe thông báo qua loa. Tiếp theo, người dân cần tập hợp tất cả các thành viên trong căn hộ, dùng áo, chăn nhúng ướt trùm đầu nếu có lửa khói, khom người di chuyển dọc theo hành lang để vào thang bộ thoát hiểm theo đèn chỉ dẫn exit đến nơi an toàn. Trên đường di chuyển, hãy thông báo cho các phòng/căn hộ lân cận biết có cháy để cùng thoát nạn và không được sử dụng thang máy.

Trong trường hợp cần mở cửa tại khu vực đang có hỏa hoạn, người dân lưu ý kiểm tra nhiệt độ cửa, khi mở cần tránh mặt, người sang một bên đề phòng lửa tạt. Nếu nhiệt độ quá cao tuyệt đối không được mở cửa.

Để tránh khói lùa vào phòng, cần dùng băng dính dán chặt hoặc chèn giẻ ướt vào khe cửa. Sau đó, người gặp nạn cần di chuyển ra gần ban công, cửa sổ để hô to, gõ hoặc dùng khăn sáng màu để gây sự chú ý. Trong tình huống khẩn cấp, một biện pháp thoát hiểm hữu hiệu là dùng thang, dây, rèm, ga...nối lại thành dây cứu nạn để tụt xuống.

Khi đã ra khỏi tòa nhà, cư dân cần kiểm tra các thành viên trong gia đình, đảm bảo mọi người đều thoát nạn an toàn. Trường hợp vẫn còn người mắc kẹt chưa thoát được cần báo ngay cho cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường để có phương án cứu nạn, tuyệt đối không tự ý quay lại khu vực đang xảy ra hỏa hoạn.

An toàn hơn với hệ thống PCCC đa lớp tại các khu chung cư hiện đại

Ngoài trau dồi kiến thức PCCC, việc lựa chọn một khu căn hộ hiện đại với hệ thống PCCC được xây dựng theo quy chuẩn khắt khe cũng là một cách để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Đơn cử như tại các khu đô thị kiểu mới do chủ đầu tư Vinhomes nghiên cứu và phát triển, hệ thống PCCC là ưu tiên hàng đầu và luôn được thiết kế theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mới nhất về PCCC, được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm duyệt, nghiệm thu nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.

Hệ thống trang thiết bị PCCC chuyên nghiệp được lắp đặt tại các khu đô thị Vinhomes

Cụ thể, đối với hệ thống phòng cháy, mỗi tòa nhà trong các khu đô thị của Vinhomes đều được thiết kế lắp đặt hệ thống báo cháy tự động với mạng lưới các đầu báo cháy được bố trí dày đặc. Khắp các căn hộ, hành lang, phòng kỹ thuật, gian phòng làm việc, sinh hoạt cộng đồng... đều được lắp đặt đầu báo cháy khói, còn tại các khu vực bếp căn hộ, hầm trông giữ xe thì được lắp đặt đầu báo cháy nhiệt.

Khi có cháy xảy ra, các đầu báo cháy này sẽ nhận diện và gửi tín hiệu báo cháy về phòng trực trung tâm báo cháy hoạt động 24/24 của tòa nhà để điều khiển hệ thống PCCC và cung cấp thông tin chính xác cho đội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của tòa nhà tiếp cận xử lý. Các thiết bị phòng cháy khác như nút ấn khẩn cấp, chuông còi, đèn báo cháy, loa thông báo được lắp đặt tại các khu vực dễ quan sát gần lối thoát nạn như hành lang, khu vực hầm trông giữ xe…

Diễn tập PCCC chuyên nghiệp tại các khu đô thị Vinhomes

Để chữa cháy và ngăn chặn cháy lan, các tòa nhà Vinhomes được thiết kế nhiều hệ thống đan xen như hệ thống chữa cháy tự động bằng nước Sprinkler, hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chữa cháy bằng khí, hệ thống màng ngăn cháy Drencher, rèm ngăn cháy, trụ chữa cháy,... Hệ thống PCCC bên ngoài toà nhà cũng được lắp đặt các trụ cấp nước chuyên nghiệp để đảm bảo hỗ trợ dập lửa nhanh chóng từ bên ngoài.

Vinhomes cũng luôn đi đầu trong việc cập nhật, thiết kế, lắp đặt những hệ thống PCCC mới được cơ quan quản lý nhà nước sửa đổi, bổ sung. Trong đó phải kể đến việc thiết kế các gian lánh nạn đối với những tòa nhà có chiều cao hơn 100m ở thời điểm quy chuẩn QCVN 04:2019 và QCVN 06:2020 có hiệu lực. Gian lánh nạn này được xây bằng tường và cửa chống cháy, có hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống tăng áp để cấp không khí cho người lánh nạn, kết nối trực tiếp với trung tâm trực PCCC, thang máy chữa cháy và các thang thoát hiểm.

Gian lánh nạn PCCC được trang bị ở một số chung cư cao tầng mới theo quy định.

Không chỉ đảm bảo sự an toàn cho các cư dân bằng hệ thống PCCC hiện đại, các khu đô thị, toà căn hộ Vinhomes còn thường xuyên tổ chức diễn tập, tuyên truyền về PCCC tới cư dân, nâng cao ý thức, kỹ năng chủ động sẵn sàng ứng phó khi có phát sinh sự cố hoả hoạn ngoài ý muốn, đảm bảo sự an toàn và mang đến một môi trường sống bình yên cho các cư dân.


(0) Bình luận
Bỏ túi ngay kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn khi sinh sống tại chung cư cao tầng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO